Tất tần tật về kem chống nắng

Thực sự kem chống nắng không đơn giản chỉ là món mỹ phẩm làm đẹp, nó còn là “vũ khí” cần phải trang bị để đảm bảo sức khỏe. Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ đã công bố kem chống nắng là loại thuốc được bán mà không cần kê đơn. Theo đó nó có tác dụng như một tấm lá chắn của làn da, giúp bảo vệ da tránh khỏi những tác hại từ ánh nắng mặt trời – nguyên nhân gây nên tình trạng nám, sạm da và đặc biệt nguy hiểm hơn là nguy cơ gây ung thư da. Dưới đây là cẩm nang sử dụng kem chống nắng từ nhà Perla Spa nhé. Tất tần tật về kem chống nắng

1. Vì sao chúng ta nên sử dụng kem chống nắng?

Trong hầu hết các loại kem chống nắng đều có chứa chất chống tia UVA gây lão hóa da và tia UVB gây tình trạng cháy nắng. Những loại tia này đều có khả năng xuyên qua các loại vải hoặc các lớp chắc mỏng như quần áo, khẩu trang, bao tay gây tác hại trực tiếp lên làn da.

2. Lựa chọn kem chống nắng phù hợp với các loại da

– Đối với da khô, bạn nên chọn loại kem chống nắng có nhiều chất dưỡng ẩm. – Đối với da dầu nên chọn loại kem với màng vô cơ (ôxít kẽm, ôxít titan) là phù hợp, có dòng chữ oil-free (không dầu), no sebum (không gây nhờn) hoặc các loại kem dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây “ngạt thở” cho da. – Đối với da nhạy cảm, bạn không nên sử dụng kem chống nắng có mùi thơm.

3. SPF bao nhiêu là phù hợp?

Mỗi loại kem chống nắng sẽ có độ SPF riêng biệt (Sun Protection Factor) thể hiện chức năng bảo vệ da khỏi tia UV theo nhu cầu, loại da và hoàn cảnh. Mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Để biết kem có hiệu quả trong bao lâu, lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20phút). Tuy vậy cũng không nên sử dụng loại kem có độ SPF cao thường xuyên vì có chứa nhiều hóa chất mà nếu không kiểm tra cẩn thận có thể sẽ gây tác dụng ngược. SPF lý tưởng chống nắng hàng ngày là SPF15 và cho các hoạt động ngoài trời là SPF50. Tất tần tật về kem chống nắng

4. PA là gì?

PA (Protect Grade) có nghĩa là khả năng bảo vệ da trước tia UVA. PA+ tức là làn da của các bạn sẽ được bảo vệ trong khoảng 4h, PA++ trong 8h và PA+++ là loại kem chống nắng cực mạnh, có thể bảo vệ các bạn 12h. PA+ : Bảo vệ khỏi tia UVA 40 – 50% PA++ : Bảo vệ khỏi tia UVA 60 – 70% PA+++: Bảo vệ khỏi tia UVA đến 90% Theo Giáo sư da liễu Albert M. Lefkovits thuộc trung tâm da liễu Mount Sinai School of Medicine, New York, tia UVB là nguyên nhân làm cháy da và tăng nguy cơ ung thư da còn tia UVA phá vỡ tính đàn hồi của da, tăng tốc độ lão hóa và gây ra nếp nhăn. Khi mua bất kỳ loại kem chống nắng nào, bạn cũng cần chọn loại có chỉ số chống nắng ít nhất là SPF 15 kèm chỉ số PA +.

5. Nguyên tắc sử dụng kem chống nắng

Tất tần tật về kem chống nắng

5.1. Không tiết kiệm kem chống nắng

Theo giáo sư Janice Stumpf, chuyên khoa Da liễu, trường đại học Y tế và dược phẩm Michigan (Mỹ) thì nên dùng khoảng 14 gram trong một lần sử dụng cho toàn thân và 28 gram khi đi biển. Sử dụng ít hơn lượng đó sẽ không tạo ra được lớp bảo vệ da đủ dày để chống nắng. Vì vậy không nên bỏ qua một centimet da nào trên cơ thể mà chưa được bôi kem. Nếu gặp khó khăn khi bôi ở vùng lưng, kem dạng xịt sẽ là giải pháp hữu hiệu, cũng đừng ngần ngại khi nhờ ai đó bôi giúp kem chống nắng.

Tất tần tật về kem chống nắng

Kem chống nắng Made in Korea nhà Perla đang sử dụng cho khách hàng sau mỗi liệu trình đây ạ.

5.2. Thời gian bôi kem chống nắng

Trước khi ra ngoài từ 20 đến 30 phút hãy bắt đầu bôi, và cứ sau mỗi 2 tiếng lại bôi để việc bảo vệ da được tốt hơn. Ở những lần bôi kem tiếp theo chỉ cần thoa một lớp mỏng, không cần phải thoa dày như lớp kem ban đầu. Tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi về nhà để làn da được “hít thở” và tránh hấp thụ các chất gây hại.

6. Bôi kem chống nắng thường xuyên

Trời không “nắng” thì cần gì kem chống “nắng”: Với nguồn không khí ô nhiễm và tầng ô zôn ngày càng thêm thủng như hiện nay, dù mưa hay nắng, chỉ cần có ánh sáng mặt trời thì tia cực tím vẫn rọi xuống và phá huỷ da tóc chúng ta như thường. Nguy hiểm hơn, tác động của tia cực tím không mất đi mà tích luỹ theo thời gian. Bạn có thể tốn rất nhiều tiền cho những loại serum hay kem dưỡng tốt nhất nhưng nếu không bảo vệ da bạn khỏi những tia cực tím nguy hại ngay thì kem dưỡng có đắt tới bao nhiêu cũng giảm tác dụng. Phòng luôn luôn tốt hơn trị.

7. Đừng bỏ qua cổ gáy và tay

Tất tần tật về kem chống nắng Rất nhiều người có thói quen thoa kem chống nắng cho da mặt nhưng hoàn toàn bỏ qua các vùng da khác trên cơ thể. Chưa kể, da cổ và da tay có tốc độ lão hóa nhanh hơn da mặt nên bạn cần đặc biệt chăm sóc hai vùng da này.

8. Phân loại kem chống nắng

Tất tần tật về kem chống nắng

8.1. Sunblock (kem chống nắng vật lý):

Là từ chỉ các sản phẩm dùng để cản trở (block) hoặc khuếch tán tia UV hấp thụ vào da bằng các chất Zinc Oxide hoặc Titanium Oxide. Ưu điểm các chất này đều không thẩm thấu vào da nên hầu như không gây kích ứng. Vì vậy để sunblock phát huy hết công dụng, bạn phải thoa một lớp dày và đều, không chừa một chỗ nào ở những chỗ cần che chắn. Cách sử dụng: Bôi sau khi sử dụng kem dưỡng Ưu điểm: – Bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Đặc biệt có tác dụng chống nắng phổ rộng tự nhiên. – Không cần đợi kem thấm vào da trước khi ra ngoài nắng. – Giữ được lâu và không cần phải bôi lại (trừ trường hợp tham gia các hoạt động thể chất dễ ra mồ hôi). – Lành tính, ít gây kích ứng (đặc biệt với người bị đỏ da). – Phù hợp với người có da nhiều mụn. – Thời hạn sử dụng lâu hơn. Nhược điểm: – Sau khi bôi, kem trên bề mặt có phần trắng hơn so với da tự nhiên. Điều này sẽ khó mà phù hợp với những chàng trai có tông da tối. – Có thể tạo ra một lớp màng film trên da gây bí da, dễ gây bóng nhờn khiến mồ hôi tăng lên khi hoạt động nhiều. Do đó dễ bị trôi đi và phải bôi lại thường xuyên. – Chất đặc hơn nên phải thoa lâu để thấm. – Nếu không thoa đúng toàn bộ bề mặt trên da, tia UV có thể len lỏi vào giữa các phân tử chống nắng và xâm nhập vào da.

8.2. Sunscreen (kem chống nắng hóa học):

Là dòng sản phẩm có chứa chất hấp thụ tia UV và vô hiệu hóa những tác hại của nó lên da nhờ một số thành phần hóa học phổ biến như octylcrylene, avobenzone, octinoxate, octisalate, oxybenzone, homosalate và helioplex. Sunscreen có độ thẩm thấu cao hơn vì chúng thường ở dạng lỏng, lớp kem mỏng nhẹ nên khi thoa lên da nhìn tự nhiên hơn sunblock . Ngoài ra sunscreen còn được sản xuất dưới dạng thuốc xịt aerosol. Sunscreen hóa học có thể gây kích ứng hay gây dị ứng cho da, vì vậy bạn nên thử thoa một lượng nhỏ lên khuỷu tay trước khi sử dụng. Cách sử dụng: Bôi trước khi sử dụng kem dưỡng Ưu điểm: – Mỏng hơn, vì vậy sẽ dễ thoa đều trên da, rất tiện cho việc sử dụng hàng ngày. – Không cần phải sử dụng nhiều như Sunblock vì các tia UV sẽ không len lỏi vào giữa các phân tử chống nắng và xâm nhập vào da. – Thấm nhanh vào da hơn, không làm da bị bóng dầu hay “trắng bệch”. – Công thức dễ dàng để bổ sung các thành phần điều trị bổ sung hơn, như peptide và enzyme là các thành phần mang lại lợi ích khác cho da. Nhược điểm: – Dễ gây ra sự gia tăng các đốm màu nâu có sẵn và đổi màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Sunscreen hoạt động bằng cáchthay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da). – Phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng. – Do không bền vững dưới nắng, sau 2 tiếng nên bôi lại. – Dễ bị kích ứng và ngứa (đặc biệt với những chàng trai có làn da khô ráp thiếu ẩm) do nhiều thành phần kết hợp để đạt được sự bảo vệ UVA và UVB phổ rộng. – Độ SPF càng cao (50 trở lên) sẽ càng dễ bị kích ứng đối với da nhạy cảm. – Dễ có khả năng bị mần đỏ với làn da bị Rosacea (đỏ ở vùng mũi, cằm, má, trán). – Có thể lên nhiều mụn hơn với loại da dầu.

8.3. Kem chống nắng phổ rộng (Broad spectrum hoặc UVA & UVB Protection)

Tất tần tật về kem chống nắng Là loại có chứa cả 2 loại hoạt chất chống nắng hóa học và vật lý. Kem chống nắng phổ rộng có màu trắng đục như sữa. Đây là kem chống nắng tốt nhất và phù hợp nhất thay đổi tùy người và tùy vào hoàn cảnh sử dụng. Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên dùng kem chống nắng phổ rộng, chống được cả UVA và UVB. Nguồn: Elle.vn

Liên hệ ngay Perla Spa tại:

Add 1: 4/73 Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội. 0359800818

Add 2: 20C – 26 Vạn Phúc – Liễu Giai – Hà Nội. 0359800989

📨Facebook.com/perlaspahanoi